Thực Trạng Dinh Dưỡng Cho Trẻ Đáng Báo Động Ở Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế – Việt Nam đã quan tâm hơn về sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em. Bằng chứng rõ nhất cho điều này là kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Thế nhưng hầu như những kế hoạch này vẫn chưa được lan rộng tới người dân. Tình trạng bị mất cân đối về dinh dưỡng sẽ khiến trẻ dễ gặp bệnh hơn, và làm cách nào để có thể khắc phục tình trạng này bạn hãy theo dõi hết bài viết  nhé!
Nói đến dinh dưỡng của trẻ em luôn là những vấn đề nhức nhối của xã hội, không chỉ trong những trung tâm bảo trợ xã hội hay vùng cao mà chính tại thành phố vấn đề dinh dưỡng của trẻ cũng đang chưa được các hộ gia đình thực sự quan tâm.
Những ghi nhận tích cực thì  Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân. Cụ thể: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững (tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2019 tỷ lệ này là 12,2%).
Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (22,4% năm 2019) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 28,4% và Tây nguyên là 32,7%.
Chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, thói quen ăn uống có phần tự do và chưa hợp lý, cùng với đó ít hoạt động thể chất là những nguyên nhân gây gia tăng các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em. Vì không được quan tâm và hướng dẫn từ nhỏ nên tỉ lệ người trường thành thường xuyên ăn rau xanh chỉ chiếm 25%, điều này khiến khi trẻ lớn lên sẽ dễ mắc bệnh và yếu ớt hơn.
Cùng với đó tình trạng thừa cân béo phì lứa tuổi học đường cũng đang báo động: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tiến hành trong giai đoạn 2017-2018, với cỡ mẫu 5.000 học sinh từ 75 trường từ Tiểu học đến THCS; THPT (thuộc 25 xã/phường) trên một số tỉnh thành phố cho thấy: Tỷ lệ thừa cân/béo phì chung ở học sinh là 29,0% (tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 17,8%; khu vực thành thị là 41,9%) – Theo báo Lao Động
Những dẫn chứng trên cho thấy được tình trạng đáng báo động về dinh dưỡng ở Việt Nam, trẻ em cũng cần được rèn luyện thói quen tốt từ khi còn nhỏ, thường xuyên ăn những thức phẩm tốt cho cơ thể để hỗ trợ phát triển chiều cao tốt hơn, để tránh tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng cho con.